Luật Thiên Ưng

LUẬT SƯ TƯ VẤN ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Giới thiệu khái quát về dịch vụ Luật sư tư vấn điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

  • Khái niệm chung về các loại giấy phép do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp cho tổ chức và cá nhân (giấy phép con): (i) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế; (ii) Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; (iii) Biên bản kiểm tra xác nhận điều kiện PCCC để hoạt động kinh doanh; (iv) Phương án PCCC của cơ sở được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt.

  • Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC căn cứ tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định như sau: 

- Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu KT-CN-cụm CN, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;

- Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;

- Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC quy định tại mục 21 Phụ lục V Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

  • Nội dung và đối tượng thuộc diện lập biên bản kiểm tra về PCCC căn cứ tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16  Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Đối tượng kiểm tra:

a) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;

b) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

c) Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;

d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;

b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;

d) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;

đ) Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.

  • Quy định về thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy căn cứ tại Điều 15 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 như sau:

1. Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp, thiết kế về PCCC bảo đảm các nội dung sau đây:

a) Địa điểm xây dựng, bố trí các khu, các lô;

b) Hệ thống giao thông, cấp nước;

c) Bố trí địa điểm hợp lý cho các đơn vị PCCC ở những nơi cần thiết;

d) Dự toán kinh phí cho các hạng mục PCCC.

2. Khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình phải có giải pháp, thiết kế về PCCC bảo đảm các nội dung sau đây:

a) Địa điểm xây dựng, khoảng cách an toàn;

b) Hệ thống thoát nạn;

c) Hệ thống kỹ thuật an toàn về PCCC;

d) Các yêu cầu khác phục vụ PCCC;

đ) Dự toán kinh phí cho các hạng mục PCCC.

3. Các dự án, thiết kế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được thẩm duyệt về PCCC.

4. Chính phủ quy định danh mục dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt thiết kế, thời hạn thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

  • ​​​​​Quy định về nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy căn cứ tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP như sau:

- Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Chủ đầu tư, chủ phương tiện phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng.

- Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.

  • Quy định về phương án chữa cháy căn cứ tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP như sau:

1. Các loại phương án chữa cháy:

a) Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 17);

b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC 18).

2. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:

a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;

b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;

c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;

d) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

Lợi ích khi Khách hàng khi lựa chọn dịch vụ Luật sư tư vấn điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

  • Được các Luật sư, Luật gia có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm hỗ trợ, tư vấn (Luật sư trên 10, 15 năm kinh nghiệm đánh giá, tư vấn, kiểm duyệt) và được hỗ trợ liên tục trong quá trình tư vấn (trao đổi trực tiếp qua điện thoại, email để hỗ trợ, cập nhật thêm thông tin vụ việc, nhằm đảm bảo nội dung tư vấn nhanh và hiệu quả nhất theo quy định pháp luật);

  • Phạm vi tư vấn luật rộng và đầy đủ ở các lĩnh vực: Luật Đất đai, Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư,...

  • Tiết kiệm được thời gian đi lại, chi phí và công sức mà vẫn được giải quyết một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo tối đa các quyền lợi.

Nội dung dịch vụ Luật sư tư vấn điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

  • Tư vấn quy định chung về phòng cháy và chữa cháy theo pháp luật;

  • Tư vấn thiết kế, thi công các hạng mục đảm bảo điều kiện cấp Giấy chứng nhận phòng cháy và chữa cháy

  • Chuẩn bị hồ sơ, nộp xin cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hoặc Biên bản kiểm tra phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Tiếp nhận và xử lý yêu cầu Luật sư tư vấn điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Bước 1: Dùng điện thoại, gọi đến số điện thoại 1900.252501
(Ngoài giờ hành chính, Khách hàng liên hệ số điện thoại 087.9766697 để được Luật sư/chuyên gia tư vấn trực tiếp)

Bước 2: Nghe lời chào từ hệ thống và chọn lựa lĩnh vực cần tư vấn

Bước 3: Bấm phím 2 để được tư vấn pháp lý.

Bước 4: Trình bày câu hỏi theo hướng dẫn của tổng đài viên 

Quy trình tiếp nhận thông tin: Chuyên viên pháp lý ghi nhận thông tin, nội dung yêu cầu tư vấn pháp lý của khách hàng theo mẫu và mời khách hàng đến trụ sở Văn phòng  Luật Thiên Ưng để tiến hành tư vấn và giải quyết yêu cầu pháp lý.
Quy trình giải quyết yêu cầu pháp lý:

  • Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp:

Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn do chuyên viên pháp lý ghi nhận từ khách hàng thì Luật sư sẽ nghiên cứu vụ việc và tiến hành tư vấn, trả lời các thắc mắc cho khách hàng tại trụ sở Văn phòng Luật Thiên Ưng hoặc qua kênh chat video.

  • Dịch vụ Luật sư theo yêu cầu khác:

(i) Trên cơ sở nội dung yêu cầu tư vấn do chuyên viên pháp lý ghi nhận từ khách hàng thì Luật sư sẽ nghiên cứu vụ việc và tiến hành tư vấn, trả lời các thắc mắc cho khách hàng tại trụ sở Văn phòng Luật Thiên Ưng.
(ii) Khách hàng ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, giấy ủy quyền....... với Văn phòng Luật sư Thiên Ưng.
(iii) Khách hàng cung cấp tài liệu, hồ sơ để Luật sư nghiên cứu, đánh giá và xây dựng phương án tư vấn cho khách hàng.
(iv) Tiến hành giải quyết yêu cầu pháp lý của khách hàng theo quy trình, quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phòng cháy và chữa cháy....và các quy trình giải quyết khác theo quy định của pháp luật tùy theo nội dung yêu cầu pháp lý của khách hàng.

Bài viết liên quan

Top Luật sư theo yêu cầu