Luật Thiên Ưng

Phong tỏa tài sản là gì? Một trong các biện pháp để giải quyết thủ đoạn chây ỳ không trả tiền huy động của Tập đoàn Sunshine và KS Finance


Phong tỏa tài sản là gì?

Theo Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
“Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
……..
7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
…………”

Vậy phong tỏa tài sản là một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án áp dụng để bảo vệ hoặc ngăn chặn việc sử dụng, chuyển nhượng, bán hoặc thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của một bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Phong toả tài sản nhằm mục đích bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.

Phong toả tài sản do Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức áp dụng thực hiện.

Trường hợp phong tỏa tài sản

Các trường hợp cần phong tỏa tài sản là:

- Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

VD: Trường hợp Tập đoàn KS Finance (nay đổi tên thành Tập đoàn Real Tech) đã đang bị các nguyên đơn khởi kiện và yêu cầu phong tỏa số tiền chiếm dụng vốn trái phép trong tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.

- Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Thủ tục yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản 

- Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản không cùng lúc với việc nộp đơn khởi kiện
Bước 1: Đương sự nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản hợp lệ, Thẩm phán phải xem xét việc nên hay không nên áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản
Bước 3: Thẩm phán có thể yêu cầu người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trình bày ý kiến trước khi ra quyết định
Bước 4: Khi xét thấy việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản là đúng thì Thẩm phán ra ngay quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản

- Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản cùng lúc với việc nộp đơn khởi kiện
Bước 1: Đương sự nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản
Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu của đương sự, người tiếp nhận đơn phải báo cáo ngay với Chánh án Tòa án;
Bước 3: Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn.
Bước 4: Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản, Thẩm phán xem xét về thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện:
(i) Trường hợp yêu cầu khởi kiện thuộc thẩm quyền thì tiếp tục xem xét giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản thủ tục như nhận đơn trước khi mở phiên tòa.
(ii) Trường hợp yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền thì trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và các chứng cứ kèm theo cho họ.

Khi nào thì Tòa án sẽ hủy bỏ áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
– Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
– Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
– Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
– Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định;
– Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định;
– Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
– Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định.

Bài viết liên quan

Top Luật sư theo yêu cầu