Luật Thiên Ưng

Tặng cho và các lưu ý khi tặng cho quyền sử dụng đất

Tặng cho quyền sử dụng đất là gì?

Với bối cảnh xã hội hiện nay, nhu cầu chuyển giao quyền sử dụng đất ngày càng trở nên phổ biến và tăng nhanh. Theo đó có các phương thức khác nhau để chuyển giao như chuyển nhượng, góp vốn, thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tặng cho - đây là hình thức được sử dụng chủ yếu tại nhiều gia đình có nhu cầu và mong muốn cho tặng người thân.
Theo BLDS 2015 quy định: ‘’ Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.’’
Vì vậy để được thực hiện quyền tặng cho này thì chủ sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện các thủ tục theo quy định của BLDS 2015, Luật đất đai 2013 cùng các văn bản hướng dẫn liên quan khác.

Điều kiện để chủ sở hữu thực hiện quyền tặng cho 

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được quyền tặng cho quyền sử dụng đất (cho đất) khi có đủ các điều kiện sau:
Điều kiện 1 - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền tặng cho.
Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai khi:
+ Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất;
+ Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).
Điều kiện 2 - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
Điều kiện 3 - Đất không có tranh chấp;
Điều kiện 4 - Trong thời hạn sử dụng đất.

Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Thứ nhất, cần lưu ý những thông tin nhân thân bên tặng cho nhà đất và bên được tặng cho nhà đất như:

  • Họ và tên các bên (gồm bên tặng cho nhà đất và bên được tặng cho nhà đất): Ghi đầy đủ họ và tên theo Giấy khai sinh hoặc căn cước công dân; chữ in hoa, có dấu.

  • Địa chỉ: Các bên ghi đầy đủ thông tin theo địa chỉ các bên đã đăng ký thường chú.

  • Số điện thoại liên hệ.

  • Số căn căn cước công dân,…

Thứ hai, cần lưu ý những thông tin về đối tượng tài sản được tặng cho. Thông tin về nhà đất cần được soạn thảo đầy đủ, chi tiết. Những thông tin được kê khai tại mục này cần tương ứng với thông tin được ghi nhận tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm những thông tin cơ bản như:

  • Thửa đất, vị trí đất, diện tích, vị trí căn nhà, địa chỉ thửa đất.

  • Hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất,…

Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến hợp đồng như:

  • Đối với bên tặng cho nhà đất: Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ để đảm bảo quyền cho bên được tặng cho nhà đất;…

  • Đối với bên được tặng cho nhà đất: Yêu cầu bên tặng cho phải giao tài sản tặng cho cho bên được tặng cho đúng như thỏa thuận tại hợp đồng; Sử dụng đất đúng quy định; Được cấp sổ hồng;…

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

- Chuẩn bị và công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (Điều 40 Luật Công chứng 2014).
Khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
- Thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) về hồ sơ sang tên.
•    Đơn đăng ký biến động;
•    Hợp đồng tặng cho;
•    Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
•    Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình đã được công chứng hoặc chứng thực.

 

Bài viết liên quan

Top Luật sư theo yêu cầu